Bài tứ sắc là gì? Hướng dẫn cách chơi bài tứ sắc chi tiết nhất

Tại Việt Nam, có rất nhiều dạng bài cổ điển truyền thống đặc sắc, một trong số đó là bài tứ sắc. Đây là dạng bài lâu đời phổ biến ở các tỉnh thành miền Bắc, hiện nay cũng có một số cổng game đã phát triển nó thành dạng game bài để phục vụ game thủ. Vậy đây là dạng bài như thế nào, cách chơi bài tứ sắc ra sao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Bài tứ sắc là gì?

Trước khi đến với cách chơi bài tứ sắc thì bạn phải biết đây là dạng bài như thế nào. Theo chuyên trang Wikipedia thì “Tứ sắc là tên một trò chơi có xuất xứ từ Trung Quốc. Đây chính là tiền thân cho việc phát triển bộ bài tam cúc và tổ tôm của người Việt Nam. Tứ Sắc thích hợp với số lượng người chơi là 4 người, tuy nhiên 2 hay 3 người đều chơi được.

Lá bài Tứ Sắc làm bằng bìa, hình chữ nhật. Bộ bài có 7 đạo quân (Tướng, Sĩ, Tượng, Xe, Pháo, Mã và Tốt) mỗi đạo quân có 16 lá chia đều ra 4 màu xanh, vàng, trắng, đỏ do vậy có tên là “tứ sắc”. Phía mặt ngoài lá bài chỉ có một màu và các đạo quân khác màu nhưng có giá trị như nhau cho mỗi loại quân cùng tên. Mỗi màu có 28 lá và cả bộ bài có 112 lá.

Xem thêm:  Bài cào là gì? Hướng dẫn cách chơi bài cào chi tiết nhất

Mục đích của trò chơi Tứ sắc là làm tròn bài, cách làm này được gọi là tới, bằng cách kết hợp các nhóm bài chẵn và lẻ. Người nào tới trước thì người đó thắng và không có nhì, ba, bét. (Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%A9_s%E1%BA%AFc).

Có thể hiểu một cách đơn giản, bài tứ sắc là thể loại có những lá bài với 4 màu xanh, vàng, trắng, đỏ. Trong quá trình chơi, người chơi sẽ cố gắng để ăn bài của đối phương hoặc rút  bài chung với mục đích “tới” đầu tiên. Xét một cách tổng thể thì thể loại này khá giống với tổ tôm, chắn hay bài phỏm.

(Bài tứ sắc là dạng bài truyền thống)
(Bài tứ sắc là dạng bài truyền thống)

Những thuật ngữ cơ bản

Đầu tiên, bạn cần phải hiểu được những thuật ngữ sẽ có trong một ván chơi bài tứ sắc:

  • Nọc: sau khi chia bài, những lá bài còn lại sẽ được đặt ở dưới để người chơi rút.
  • Tỳ: ở lượt đánh đầu tiên, người chơi đánh xuống một lá bài bất kỳ và nó được gọi là Tỳ
  • Bài bụng: khi người chơi những tổ hợp như Xe- Pháo- Pháo -Mã, Xe- Pháo- Mã- Mã hoặc Xe -Xe- Pháo – Mã thì được gọi là có bài bụng
  • Tới: khi một người làm tròn bài và về nhất thì sẽ gọi là tới, khi này những người chơi khác sẽ thua cược
  • Khạp, quằn: hai thuật ngữ này dùng để biểu thị cho những lá bài trên tay của người thua ván chơi
Xem thêm:  Chia sẻ những mẹo chơi Poker luôn thắng từ chuyên gia

Luật chơi chung

Mỗi ván chơi bài tứ sắc sẽ có tư 2 đến 4 người tham gia, mỗi người sẽ được chia 20 lá bài, riêng người đánh đầu tiên sẽ có 21 lá bài, những lá bài còn lại sẽ là nọc. Ở lượt đánh đầu tiên, người có 21 lá bài sẽ đánh xuống lá bài Tỳ, vòng chơi sẽ chuyển qua người ngồi bên phía tay trái. Người chơi này có quyền ăn Tỳ, hoặc không ăn thì rút nọc và đánh xuống một lá bài khác.

Ván chơi cứ như thế diễn ra cho đên khi có một người Tới – đó là khi ghép đủ các bộ bài chẵn lẻ và không còn lá bài nào trên tay. Những người chơi còn lại sẽ bị tính là thua và chịu tiền tiền phạt. Trường hợp nọc chỉ còn lại 7 lá bài nhưng chưa có ai Tới thì ván đó hòa, bởi lẽ sẽ không còn đủ lá bài để ghép chẵn lẻ.

(Hướng dẫn cách chơi bài tứ sắc)
(Hướng dẫn cách chơi bài tứ sắc)

Luật ăn bài chẵn, lẻ

Trong một ván chơi bài tứ sắc, anh em sẽ thực hiện việc ăn bài của đối phương. Sẽ có hai trường hợp đó là:

  • Ăn vào chẵn: đây là trường hợp tạo thành 2 lá bài giống nhau. Ví dụ đối thủ đánh ra lá bài Sĩ, bạn có trên tay 1 lá bài Sĩ thì sẽ ăn vào chẵn
  • Ăn vào lẻ: ví dụ bạn đánh lá bài Sĩ màu xanh, đối thủ có Xe và Pháp màu xanh thì được tính là ăn vào lẻ.
Xem thêm:  Thứ tự các Hand Poker - Những tay bài mạnh trong Poker

Quy định về cách tính điểm trong bài tứ sắc

Khi tìm hiểu cách chơi bài tứ sắc thì đây cũng là một điều cực kỳ quan trọng mà bạn cần phải biết. Theo đó, điểm trong bài tứ sắc được quy định như sau:

  • Xe-Pháo-Mã, Tướng-Sĩ Tượng, Tướng được tính là là 1 điểm
  • Quằn sẽ là 8 điểm và Khạp sẽ là 3 điểm
  • 4 con khi là 6 điểm, 4 con chốt khác màu là 2 điểm
  • Khi tới, tổng điểm bắt buộc phải la 15 hoặc 21 điểm
(Tính điểm trong bài tứ sắc)
(Tính điểm trong bài tứ sắc)

Lời kết

Với bài viết trên đây thì anh em đã biết cách chơi bài tứ sắc rồi chứ? Đây là một dạng bài truyền thống rất thú vị đấy. Hãy tìm một địa chỉ có bài tứ sắc online và thử trải nghiệm thôi nào!

ngo-tran-long-ceo
CEO at Game Bài Đổi Thưởng | + posts

Tôi là Ngô Trần Long, CEO của gamebaidoithuong.uno. Kinh nghiệm từ những năm tháng đi du học để thôi thúc bản thân tôi tạo dựng một trang web chuyên review về game bài đổi thưởng để mang đến những giá trị thực đến cho người chơi.